Lịch sử Đảo_Staten

Trong thế kỷ 16, đảo là một phần của một khu vực rộng hơn được biết là Lenapehoking có người Lenape sinh sống. Họ là một bộ tộc thổ dân châu Mỹ có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Algonquian và sau này người châu Âu gọi họ là người "Delaware".[6] Nhóm người chiếm phần phía nam đảo được gọi tên là người Raritan. Đối với người Lenape, đảo này được biết tên là Aquehonga Manacknong và Eghquaons (Jackson, 1995). Đảo có các đường mòn phía dưới đồi viềng quanh. Một trong các đường mòn này men theo sườn phía nam của ngọn núi gần nơi ngày nay là Lộ Richmond và Lộ Amboy. Người Lenape không sống trong các lều trại cố định mà họ di chuyển theo mùa, canh tác theo phương pháp đốt rẫy làm nông. Thức ăn chủ yếu của họ là loài sò hến (shellfish) trong đó có hào (oyster) là loài bản địa của vùng thượng và hạ Vịnh New York.

Đảo Staten

Một phần của Phố St. George

Sự tiếp xúc của người châu Âu đầu tiên với đảo này được ghi nhận là vào năm 1524 do Giovanni da Verrazzano thực hiện. Ông đi thuyền qua eo biển "The Narrows". Năm 1609, Henry Hudson thiết lập nơi buôn bán của người Hà Lan trong khu vực và đặt tên đảo là Staaten Eylandt theo tên của Tướng Staten của Hà Lan.

Mặc dù khu định cư Hà Lan đầu tiên của thuộc địa Tân Hà Lan được xây trên Manhattan lân cận vào năm 1620, Staaten Eylandt vẫn không bị người Hà Lan thuộc địa hoá trong nhiều thập niên. Từ năm 1639 đến năm 1655, người Hà Lan đã ba lần tìm cách thiết lập một khu định cư thường trực trên hòn đảo nhưng mỗi lần như vậy đều bị phá huỷ vì các cuộc xung đột giữa người Hà Lan và các bộ lạc địa phương. Năm 1661, khu định cư thường trực đầu tiên của người Hà Lan được thiết lập ở Oude Dorp (tiếng Hà Lan có nghĩa là "Làng xưa"),[7] ngay phía nam của the Narrows gần South Beach. Ngày nay, vết tích cuối cùng của Oude Dorp còn tồn tại là khu dân cư Old Town nằm kề bên Lộ Old Town.

Quận Richmond

Vào cuối cuộc chiến tranh giữa Hà Lan và Anh lần thứ hai, người Hà Lan nhượng lại thuộc địa Tân Hà Lan cho Anh Quốc theo hiệp ước Breda và đảo mà bây giờ có tên được Anh hóa thành "Staten Island" trở thành một phần đất của thuộc địa New York mới của Anh.

Năm 1670, người bản thổ Mỹ từ bỏ hết mọi lời tuyên bố chủ quyền đối với Đảo Staten cho người Anh trong một khế ước với Thống đốc Francis Lovelace. Năm 1671, để khuyến khích mở rộng các khu định cư của người Hà Lan, người Anh đã tái khảo sát "Oude Dorp" (lúc đó được biết là Old Town) và mở rộng các lô đất dọc theo bờ biền đến phía nam. Các lô đất này chủ yếu được người Hà Lan định cư và được biết với cái tên là Nieuwe Dorp (có nghĩa là "Làng mới") rồi sau đó được Anh hóa thành "New Dorp".

Thuyền trưởng Christopher Billopp, sau những năm phục vụ tận tụy trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã đến châu Mỹ năm 1674 để chỉ huy một đại đội bộ binh. Năm sau đó, ông định cư tại Đảo Staten nơi ông được ban tặng một mãnh đất rộng 932 mẫu Anh (3,8 km²).

Năm 1683, thuộc địa New York được chia thành 10 quận. Đảo Staten cũng như một số tiểu đảo lân cận được nhập thành Quận Richmond. Tên được lấy từ chức vị của một vị hoàng tử không chính thức của Vua Charles II.

Năm 1687 và năm 1688, người Anh chia đảo thành bốn phân khu hành chính dựa trên đặc điểm tự nhiên: 21 km² khu nhà thống đốc thuộc địa Thomas Dongan tại vùng đồi trung tâm được gọi là "Lordship hay Manner of Cassiltown" cùng với ba phân khu hành chính Bắc, Nam và Tây. Các khu hành chính này sau đó trở thành bốn xã Castleton, Northfield, Southfield, và Westfield. Năm 1698, dân số trên đảo là 727.[8]

Năm 1729, một quận lỵ được thiết lập ở làng Richmond Town nằm gân trung tâm đảo. Đến năm 1771, dân số đảo lên đến 2.847.[8]

Cách mạng Mỹ và thế kỷ 19

Đảo đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ngày 17 tháng 3 năm 1776, các lực lượng Anh dưới quyền tư lệnh của William Howe tháo chạy khỏi thành phố Boston và đi thuyền về Halifax, Nova Scotia. Từ Halifax, Howe chuẩn bị tấn công Thành phố New York. Howe sử dụng vị trí chiến lược của Đảo Staten làm nơi xuất phát cho cuộc tấn công. Howe thiết lập tổng hành dinh của mình tại New Dorp[9]. Chính nơi đây các đại diện của chính phủ Anh được cho là đã nhận được thông báo đầu tiên về Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ.

Tháng tiếp theo, tháng 8 năm 1776, các lực lượng Anh vượt the Narrows vào Brooklyn và cầm chân lực lượng Mỹ dưới quyền Tướng George Washington trong Trận Long Island. Kết quả là Anh chiếm được New York. Ba tuần sau đó, ngày 1 tháng 9 năm 1776, người Anh tiếp nhận một phái đoàn Mỹ gồm có Benjamin Franklin, Edward Rutledge, và John Adams tại nhà hội nghị trên mũi tây nam của đảo trên khu bất động sản xưa kia của Christopher Billop. Người Mỹ từ chối hứa hẹn hòa bình của người Anh để đổi lấy việc người Mỹ phải rút lại tuyên bố độc lập. Hội nghị kết thúc mà không có một thỏa hiệp nào.

Ngôi nhà Hội nghị

Ngày 22 tháng 8 năm 1777, Trận Đảo Staten xảy ra giữa quân Anh và một số đại đội thuộc Trung đoàn Canada số 2 chiến đấu bên cạnh các đại đội khác của Mỹ. Trong lúc trận chiến chưa phân thắng bại vì cả hai phía đều có hàng trăm người bị bắt làm tù binh thì người Mỹ rút lui.

Các lực lượng Anh vẫn ở trên Đảo Staten suốt chiến tranh. Mặc dù đa số người dân địa phương có xu hướng bảo hoàng nhưng việc tuyển thêm người của đảo vào quân đội phục vụ chiến tranh đã khiến cho người dân trên đảo cảm thấy khó chịu. Người Anh vẫn giữ tổng hành dinh của mình tại các khu dân cư như Bulls Head. Nhiều tòa nhà và nhà thờ bị tàn phá. Nhu cầu quân sự sử dụng các nguồn tài nguyên đã khiến cho rừng trên đảo bị tàn phá vào cuối chiến tranh. Người Anh lại sử dụng đảo làm nơi tiếp nhận cuộc di tản cuối cùng khỏi Thành phố New York vào ngày 5 tháng 12 năm 1783[10]. Sau chiến tranh, các chủ đất lớn thuộc phái bảo hoàng bỏ trốn sang Canada. Tài sản của họ bị phân chia nhỏ và bán đi.

Ngày 4 tháng 7 năm 1827, sự kết thúc chế độ nô lệ tại tiểu bang New York được ăn mừng tại Khách sạn Swan, West Brighton. Năm 1860, những phần đất thuộc phân khu Castleton và Southfield biến thành một thị trấn mới tên là Middletown. Làng New Brighton trong thị trấn Castleton được hợp nhất vào năm 1866. Năm 1872 Làng New Brighton sáp nhập tất cả phần còn lại của thị trấn Castleton và nằm tiếp giáp với thị trấn này.

Thống nhất với Thành phố New York

Các thị trấn và làng bị giải thể năm 1898 khi đảo kết hợp thống nhất vào Thành phố New York. Richmond trở thành một trong năm quận của Thành phố New York thống nhất. Trừ các khu vực dọc theo bến cảng, phần lớn quận vẫn chưa được phát triển cho đến khi Cầu Verrazano-Narrows được xây dựng năm 1964. Cây cầu này đã mở cửa hòn đảo chào đón sự phát triển rầm rộ vì hòn đảo từ nay có con đường thông thương với Brooklyn. Cầu Verrazano, cùng với ba cây cầu chính của Đảo Staten, đã tạo ra một con đường mới cho dân chúng và du khách đi lại từ tiểu bang New Jersey đến Brooklyn, Manhattan, và nhưng khu vực xa hơn trên Long Island. Hệ thống xa lộ chạy giữa các cầu có hiệu quả cắt xẻ các khu dân cư củ của quận.

Các cầu mới, đường sá, và tất cả hệ thống giao thồng chính được xây dựng vào đầu nữa thập niên 1990. Cầu Verrazano Bridge đã làm tan biến vẽ tự nhiên ngoại ô trên Đảo Staten. Nó càng trở nên đô thị hóa hơn qua năm tháng. Đến năm 2010, Đảo Staten sẽ có một dân số được ước đoán khoảng 500.000 người.

Suốt thập niên 1990, một phong trào đòi tách quận ra khỏi thành phố càng ngày thêm phát triển trong dân chúng, lên đến đỉnh điểm trong nhiệm kỳ thị trưởng của David Dinkins. Trong kỳ trưng cầu dân ý năm 1993, 65% cử tri bỏ phiếu tán thành việc tách rời khỏi thành phố, nhưng việc thực thi bị Nghị viện Tiểu bang New York ngăn cản.[11][12]

Trong thập niên 1980, Hải quân Hoa Kỳ có một căn cứ trên Đảo Staten được đặt tên là Trạm Hải quân New York. Ban đầu, căn cứ này được dùng làm bến nhà của thiết giáp hạm USS Iowa (BB-61), nhưng vụ nổ một trong các tháp pháo của chiến hạm đã khiến nó bị Hải quân Hoa Kỳ cho ra khỏi danh sách phục vụ. Một số tàu khác trong đó có các khu trục hạm nhỏ như USS Donald B. Beary FF 1085 và USS Ainsworth FF 1090, ít nhất một tuần dương hạmUSS Normandy (CG-60) cũng có căn cứ ở đây. Căn cứ này bị đóng cửa vào năm 1994. Cuối cùng, một kế hoạch sử dụng khu căn cứ này làm phim trường bởi diễn viên và cũng chính là người bản xứ New York, Danny Aiello bị thất bại vì vấn đề tài chính. Mới đây tài sản này đang được thông báo là sẽ được biến thành một khu dân cư mặt tiền biển, đa mục đích.

Quang cảnh Cầu Verrazano-Narrows, nối phần phía đông của đảo với Brooklyn và thúc đẩy một thời đại mới của phát triển

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảo_Staten http://www.baby-bombers.com http://www.motherjones.com/commentary/columns/2007... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=990... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9B0... http://www.nytimes.com/2007/10/07/nyregion/thecity... http://www.si-web.com/Recreation/ClayPitPond.html http://www.si-web.com/Recreation/CloveLakes.html http://www.si-web.com/Recreation/GreatKills.html http://www.si-web.com/Recreation/Latourette.html http://www.si-web.com/Recreation/SilverLake.html